slider 4 slider3 slider2 slider1
banner 43 banner 42 banner 41 banner 40 banner 39 banner 38 banner 37 banner 36 banner  35 banner 34 banner 33 banner 31 banner 32 banner 30 banner 28 banner 29 banner 26 banner 27 banner 24 banner 25 banner 22 banner 23 banner 21 banner 18 banner 20 banner 19 banner 15 banner 16 banner 17 banner 13 banner 14 banner 12 banner 11 banner 10 banner 9 banner 8 banner 7 banner 6 banner 4 banner 5 banner 3 banner 2 banner1
banner 43 banner 42 banner 41 banner 40 banner 39 banner 38 banner 37 banner 36 banner  35 banner 34 banner 33 banner 31 banner 32 banner 30 banner 28 banner 29 banner 26 banner 27 banner 24 banner 25 banner 22 banner 23 banner 21 banner 18 banner 20 banner 19 banner 15 banner 16 banner 17 banner 13 banner 14 banner 12 banner 11 banner 10 banner 9 banner 8 banner 7 banner 6 banner 4 banner 5 banner 3 banner 2 banner1
Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:0976 446 006 

Mr.Tiến - Phụ trách kinh doanh

 Hotline: 058 708 2222 

( Mr.Thụy - Phụ trách kỹ thuật) 

 Hotline: 0908 93 0505 

( Mr. Đàm - Phụ trách kỹ thuật) 

Email :
thuantiencamera@gmail.com

Studio 1
39A Đường 23, KP. 5, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Studio 2

325 Lê Văn Việt - P. Hiệp Phú - Q. 9 - TP.HCM

Studio 3

63 Khu 5, Ấp 8, An Phước, Long Thành, Đồng Nai

HỎI - CƯỚI

 

   

 Toàn bộ công việc chuẩn bị cho đám cưới chu đáo

 

Khi đã chọn được ngày lành tháng tốt, hơn ai hết, cô dâu chú rể và gia đình hai bên, nhất là những gia đình nào lần đầu tổ chức đám cưới sẽ rất vui nhưng cũng có một chút băn khoăn là lo lắng khi không biết bắt đầu từ đâu và chuẩn bị những gì? Mọi chuyện chỉ trở nên suôn sẻ hơn khi bạn tìm một điểm khởi đầu cho việc chuẩn bị đám cưới. Dưới đây sẽ là những gợi ý tốt để bạn bắt đầu.

1. Chuẩn bị cho lễ ăn hỏi 
* Mâm tráp: tùy theo địa phương và yêu cầu nhà gái mà chọn số lượng cũng như các loại lễ vật cụ thể.
- Lễ đen: là phong bì tiền lễ nhà trai gửi tới nhà gái
- Người bê tráp gồm đội nam và đội nữ
- Trang phục cho đội bê tráp (áo dài cho đội nữ và âu phục cho đội nam)
- Phong bì lì xì cho đội bê tráp
* Trang trí tại nhà gái gồm:
- Cổng hoa hoặc cổng bóng
- Phông trong lễ ăn hỏi
Bàn ghế đám cưới tiếp khách và bàn đặt tráp
- Nhà bạt (rạp) để khách đến dự (nếu nhà quá chật)
* Đoàn xe gồm:
- Xe chở tráp và đoàn bê tráp
- Xe chở gia đình
* Lễ vật tặng cô dâu
- Quà, tiền hoặc trang sức hai gia đình tặng cô dâu
* Người chụp ảnh trong đám hỏi
* Cỗ đãi khách tới dự lễ ăn hỏi ở hai gia đình. Mỗi gia đình sẽ đặt cỗ riêng và đãi tại nhà hoặc tại nhà hàng.

2. Lễ đón dâu 
* Tráp xin dâu: gồm có cơi trầu, cau để nhà trai tới xin dâu
* Trang trí tại nhà trai (tương tự như trang trí lễ ăn hỏi)
- Cổng hoa hoặc cổng bóng
- Phông đám cưới
- Bàn tiếp khách
- Nhà bạt (rạp)
* Trang trí tại nhà gái (tương tự như trang trí lễ ăn hỏi)
Cổng hoa đám cưới
- Phông đám cưới
- Bàn tiếp khách
- Nhà bạt đám cưới (rạp)
* Phòng tân hôn tại nhà trai 
- Sửa sang lại phòng, trang trí với hoa, ảnh và các phụ kiện làm đẹp cho phòng cưới để chuẩn bị đón cô dâu về gia đình mới.
* Đoàn xe
- Xe đón dâu
- Xe đưa đón gia đình nhà trai tới nhà gái
- Xe đưa nhà gái đưa dâu về nhà chồng và ra tiệc
3. Tiệc cưới
* Đặt nhà hàng đãi tiệc
- Các nhà hàng thường lo trọn gói các dịch vụ từ trang trí tới MC, đội thiên thần, kịch bản chương trình nên uyên ương cần tham khảo kỹ các dịch vụ này và lựa chọn.
- Chọn thực đơn tiệc cưới phù hợp với từng mùa và với từng phong cách đám cưới

4. Thiệp cưới 
- Thiệp mời đám cưới
- Thiệp báo hỷ (nếu cần dành cho khách ở xa không tới dự được)
- Thiệp cảm ơn (nếu có)
5. Hoa cưới 
- Hoa cầm tay cho cô dâu
- Hoa cài áo cho chú rể
- Hoa trang trí trên xe đón dâu
6. Lễ phục 
- Váy cưới cho cô dâu
- Phụ kiện, giày cưới cho cô dâu và chú rể
- Lễ phục cho chú rể
- Lễ phục cho người thân (bố mẹ hoặcphù dâu, phù rể nếu có)
- Áo dài cưới cho lễ ăn hỏi
Làm đẹp cho cô dâu Trang điểm, làm tóc
7. Ảnh cưới 
+ Ảnh chụp trước đám cưới
+ Ảnh ngày cưới (gồm ảnh truyền thống và ảnh phóng sự)
8. Nhẫn cưới 
- Cặp nhẫn cưới
- Chú rể có thể chuẩn bị nhẫn đính hôn tặng cô dâu trước đám cưới
Hiện nay còn có dịch vụ cưới hỏi trọn gói hay còn gọi là wedding planner, là người lo liệu toàn bộ cho đám cưới. Đây là dịch vụ hữu ích đối với các cô dâu chú rể bận rộn. Tuy nhiên bạn cũng sẽ mất chi phí để các chuyên gia lên kế hoạch và tổ chức đám cưới cho bạn. Nếu định chọn wedding planner, uyên ương nên liên hệ và đặt dịch vụ ngay khi chọn được ngày cưới để mọi chuẩn bị trở nên hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, nếu tự lo liệu được đám cưới nhưng uyên ương muốn đám cưới được trang trí đẹp, lung linh hơn thì sẽ có các dịch vụ trang trí cưới lo liệu cho bạn việc này. Những người trang trí sẽ giúp làm đẹp cho ngôi nhà ngày ăn hỏi, đón dâu và trang hoàng lại sảnh tiệc cưới lung linh theo ý muốn của uyên ương. Nếu chọn trang trí thêm, cô dâu chú rể cũng nên tìm kiếm nhà cung cấp tin cậy và đặt dịch vụ từ sớm.

Nghi thức lễ cưới 3 Miền

 

Lễ cưới miền Bắc

Nghi lễ cưới ở miền Bắc phải giữ 3 lễ:


Dạm ngõ: là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái, được xem là thủ tục cần thiết để "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu tiến tới chuyện hôn nhân.

Lễ ăn hỏi: Gia đình dù giàu hay nghèo cũng không thể thiếu cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội phải có cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả, ngoài cốm, hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của các vùng như: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá... Thông thường ăn hỏi gồm có 3 lễ: đàng nội, đàng ngoại, tại gia.

Lễ cưới: Sau khi ăn hỏi khoảng 10 ngày, lễ cưới được tổ chức. Ngày xưa, lễ rước dâu có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có, địa vị trong làng xã. Khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước khi cưới 1 ngày.Ðám cưới bắt đầu bằng thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại.

Trong lễ đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Sau đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).

Lễ cuới miền Trung

Quy trình tổ chức lễ cưới ở miền Trung cũng có đủ các bước từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến vu quy. Đám cưới miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".

Trước khi chuẩn bị lễ hỏi, cưới, người ta thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn được ngày giờ đẹp, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

Ðối với đám hỏi, người miền Trung chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và họ hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới có các lễ: xin giờ, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người miền Trung không có tục thách cưới. Lễ vật tối thiểu chỉ gồm: mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo, không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở miền Trung thường có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ thường là một trai, một gái tuổi tương đương cầm đèn hay cầm hoa đi trước.

Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái không đi cùng mà hôm sau mới sang nhà trai với ý nghĩa xem con gái ngày đầu về làm dâu có gì phật lòng nhà chồng không. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp...

Lễ cuới miền Nam

Lễ cưới tại miền Nam vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, khác với phong tục miền Bắc, trong miền Nam, nếu hai gia đình ở cách xa nhau thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại.

Hôn lễ được cử hành ngay tại gia đình, trong một không gian nghiêm trang và sạch sẽ. Thông thường các nghi lễ sẽ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, có người làm mai đi đầu, có một vị trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người. Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái.

Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới. Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Trưởng tộc họ nhà gái tuyên bố: “Xin làm lễ lên đèn”, cô dâu chú rể tự tay đốt nến từ ngọn lửa của đèn trứng vịt nhỏ trên bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Trưởng tộc khui một chai rượu trong số lễ vật mà nhà trai đem đến và đứng phía trước chính giữa bàn thờ, cô dâu chú rể đứng hai bên, im lặng. Sau đó cô dâu chú rể cắm đèn vào chân đèn. Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Sau đó người trưởng tộc sẽ đưa đèn cho hai người trợ lý cắm vào chân đèn. Hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau, nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng, sau này cô dâu sẽ “ăn hiếp” chồng.

Sau đó là lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai họ đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, đầu tiên là lễ “ông bà quá vãng” – cùng làm lễ trước bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân - cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.

  Hiện nay, ngoài việc tổ chức đám cưới tại gia đình, các bạn trẻ còn tổ chức lễ cưới ở nhà hàng. Nghi lễ tùy theo yêu cầu của cô dâu, chú rể hay tại mỗi nhà hàng có chút khác biệt, nhưng thường là: MC mời cô dâu chú rể, cha mẹ hai bên lên sân khấu, sau đó đại diện nhà trai / nhà gái có lời phát biểu chúc mừng, gửi gắm mong muốn đôi trẻ mãi mãi hạnh phúc. Tiếp theo cô dâu chú rể dâng rượu cha mẹ hai bên, rồi uống rượu giao bôi. Sau đó, đôi tân lang, tân nương cắt bánh cưới và đi chào bàn quan khách.

Lễ cưới luôn là một lễ đặc biệt trong mọi gia đình Việt Nam, tuy không có sử sách nào ghi lại những nghi lễ này nhưng bằng hình thức truyền miệng, các nghi lễ truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Lễ cưới còn thể hiện những nét tinh túy, nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam.

 www.quayphimchuphinh.com

 

Nghi Thức Cưới Hỏi Của Người Công Giáo

Nếu bạn là người Thiên Chúa Giáo hay đối phương là người theo Công giáo thì trong lễ cưới cần tuân thủ một số nghi thức cưới hỏi của người Công Giáo bao gồm các thủ tục như trang trí bàn thờ, lễ rước dâu tại nhà gái, lễ Thành hôn tại họ nhà trai. Cùng quayphimchuphinh.com tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Tổ chức lễ cưới theo nghi thức của người Công giáo nhằm thể hiện tính văn minh, cùng với những lời thề ước, dạy bảo và chứng giám của người chứng giám, lễ cưới theo nghi thức của người Công giáo không chỉ là nét đẹp cần được tôn trọng, phát triển và giữ gìn, mà còn đặc biệt ý nghĩa với cô dâu, chú rể có truyền thống tín ngưỡng Công giáo trong gia đình.

Phần 1: Nghi thức trang trí bàn thờ

Đa số các gia đình theo đạo Thiên Chúa đều không có bàn thờ tổ tiên, nhưng trong nghi thức rước dâu và lễ gia tiên của chúng ta lại có phần nghi thức kính nhớ ông bà tổ tiên, có phần lên đèn, thắp hương lạy tổ tiên ông bà theo tục cổ truyền, vì vậy chúng ta phải lập thêm 1 bàn thờ phía dưới bàn thờ Chúa để tưởng nhớ tổ tiên ông bà và cũng là bàn thờ tơ hồng, bàn thờ này đơn sơ thôi, có 1 bình hoa, 1 đĩa quả, bộ lư, cặp đèn Long Phụng (nhà trai thì cắm sẳn đèn trên bàn thờ còn nhà gái thì để không, vì cặp đèn này sẻ do nhà trai đem qua) 3 nén hương lớn để sẳn trên bàn thờ.

Bàn thờ Chúa thì chúng ta trang hoàng thêm cho lộng lẫy, có 1 bình hoa tươi (không để trái cây trên bàn thờ Chúa). Nếu cần thiết cho thêm hàng chữ ”Thiên Chúa là tình yêu” hoặc ”Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly”, đối với bàn thờ tổ tiên này cả nhà trai và nhà gái đều phải lập và tương đối giống nhau. Các mâm quả và hoa cầm tay thì theo như nghi thức cưới hỏi truyền thống.

Phần 2: Lễ rước dâu tại nhà gái (Xuất giá)

Theo nghi thức cưới hỏi của người Công giáo thì đoàn rước dâu của họ nhà trai đến ngoài cổng nhà gái thì người trưởng tộc hoặc đại diện họ nhà trai đi cùng chú rễ phụ, chú rễ phụ này cầm theo khay rượu trầu vào gặp trưởng tộc nhà gái để xin vào tiến hành lễ rước dâu, trưởng tộc nhà trai mời trưởng tộc nhà gái uống 1 chung rượu và miếng trầu. sau khi được nhà gái chấp thuận vị trưởng tộc nhà trai trở ra đi cùng đoàn nhà trai vào, trưởng tộc cùng cha mẹ chú rễ và chú rễ vào trước, mâm quả của họ nhà trai được trao cho nhà gái và đoàn người rước dâu cùng vào. Tất cả mâm quả đều đặt trước bàn thờ Chúa và tổ tiên.

Nhà trai ngỏ lời và giới thiệu sính lễ:

Trưởng tộc nhà trai nói: ”Kính thưa quý ông bà và quý họ nhà gái, nhờ ơn Chúa và sự sắp đặt của gia đình, hai cháu …. Và ….. đã nên vợ chồng. Qua mối dây liên kết thánh thiện này, hai gia đình và hai họ chúng ta cũng được gần gũi liên hệ mật thiết với nhau. Hôm nay chúng tôi, họ nhà trai xin đưa sính lễ đến chào mừng và cám ơn gia đình cũng như quý họ”.

Nhà gái đáp lời: ”Kính thưa quý ông bà và quý họ nhà trai. Chúng tôi thành thật cám ơn họ nhà trai đã có lòng thương đến con gái chúng tôi và trao tặng sính lễ, chúng tôi rất hân hạnh và xin đón nhận”.

Trưởng tộc nhà trai giới thiệu đoàn rước dâu nhà trai và trưởng tộc nhà gái giới thiệu thành phần gia đình họ nhà gái trong buổi lễ. Cha hoặc mẹ chú rể mở mâm quả, nhớ mở mâm có chiếc áo dài để nhà gái đưa vào trong cho cô dâu mặc trước khi ra mắt gia đình đàng trai, cặp đèn để cho họ nhà gái chuẩn bị lên đèn, mở hết sính lễ, trừ mâm trầu cau (để chú rễ và cô dâu mở). Trong khi cô dâu thay áo dài và trang điểm, gia đình 2 họ dùng tiệc trà và trò chuyện. Sau khi cô dâu mặc áo dài xong, nhà gái xin phép cho cô dâu ra mắt.

Tiếp theo mẹ chú rễ tặng trang sức cho cô dâu, (đến phần này theo nghi thức cổ truyền là cô dâu chú rễ đeo nhẫn cho nhau, nhưng người công giáo chúng ta sẽ tiến hành trong nhà thờ) cô dâu và chú rể đốt 2 cây nến cháy đều 1 lúc (nên nhớ 2 cây nến này là nến long phụng đốt rồi cắm trên bàn thờ tổ tiên tơ hồng, còn nến trên bàn thờ Chúa phải thắp bằng đèn trắng thường và đốt trước buổi lễ).

nghi-thuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-cong-giao

Cô dâu chú rể trao nhẫn cho nhau trước trong nhà thờ

* Kinh nguyện tạ ơn thiên chúa:

Vị trưởng tộc nhà gái hoặc đại diện gia tộc đứng phía trước quay ngang giữa bàn thờ và cộng đoàn để chủ sự lễ nghi.

Chủ sự: Nhân danh cha và con và thánh thần.

Cộng đoàn: Amen.

Chủ sự: Cầu xin Chúa Thánh thần.

Sau đó nói ít lời như sau: Kính thưa quý vị bên họ nhà trai. Hôm nay gia tộc chúng tôi có con gái tới tuổi trưởng thành đi lập gia đình, con cháu chúng tôi đã được bên họ đàng trai thương nhận về làm dâu con. Giờ đây trước lúc cháu từ biệt gia đình, bắt đầu cuộc sống mới, chúng tôi xin quý vị và bà con xa gần hiệp cùng chúng tôi, dâng lời cầu nguyện cho đôi trẻ được nên vợ chồng hòa hợp hạnh phúc.

Chủ sự nói tiếp: Lạy Chúa là gia chủ chúng con, hôm nay là ngày trọng đại của gia đình này, một người con trong gia đình sắp từ giã cha mẹ, anh chị em, từ giã mái ấm đã chung sống bao năm nay, để đi xây dựng một gia đình mới, cùng với người chồng đã tự do chọn lựa, chúng con là những người thân, họ hàng,lối xóm, bạn bè xa gần, tụ họp trước tôn nhan xin Cha luôn nâng đỡ để người con của Cha trở nên con dâu hiếu thảo với cha mẹ chồng, sống thuận hòa với gia đình chồng. Xin cho đôi vợ chồng mới này được yêu thương mãi mãi, xây dựng cho gia đình ngày một hạnh phúc hơn. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Cộng đoàn: Amen.

Cô dâu và chú rể đặt nến lên bàn thờ,vị trưởng tộc đốt 3 nén hương trao chú rễ và cô dâu mỗi người một nén vị trưởng tộc bái trước, sau đó chú rễ cùng cô dâu bái 3 lần trước bàn thờ rồi cắm hương. (Nếu trong nhà còn thờ ai nửa thì cứ thắp mỗi nơi 3 nén hương).

Chủ sự: ”Bây giờ chúng ta hãy xin Mẹ Maria nâng đỡ người con của Mẹ được chu toàn bổn phận của mình”.

Cộng đoàn: Hát bài ”Xin Vâng”.

1. Mẹ ơi đời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng: “Xin Vâng”. Mẹ ơi đường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn đây đó, xin Mẹ dạy con hai tiếng: “Xin Vâng”.

2. Mẹ ơi đời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng: “Xin Vâng”. Mẹ ơi đường đi phủ đầy bóng tối, bẫy chông giăng tràn muôn lối, xin Mẹ dạy con hai tiếng: “Xin Vâng”.

ÐK: Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”, hôm qua, hôm nay và ngày mai. Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”, hôm nay, tương lai và suốt đời.

* Kính nhớ tổ tiên:

Nghi thức cưới hỏi trong phần này là chú rể và cô dâu cùng đọc: Chúng con là ……….. và …………vừa dâng nén hương để tỏ lòng thành kính và biết ơn Tổ tiên, ông bà, xin các ngài phù hộ cho tình yêu của chúng con.

– Cô dâu chú rể bái 1 lần rồi quay sang cha mẹ nhà gái.

* Cám ơn cha mẹ:

Cô dâu nói: Thưa ba má kính mến, hôm nay con về nhà chồng, bước sang quảng đời mới với trách nhiệm mới, tuy không còn sống chung trong gia đình với ba mẹ anh chị em, nhưng lòng con không bao giờ dám quên công ơn sinh thành dưỡng dục của ba mẹ. Con quyết lòng sống đẹp với mọi người, chu toàn bổn phận và hết lòng trung thành với Chúa để đền đáp công ơn ba mẹ, xin Chúa gìn giữ Ba mẹ khỏe mạnh (có thể Cô dâu và chú rễ bái 1 lần hoặc chế luôn không bái tùy gia đình).

Cô dâu và chú rễ cùng hát bài: ”Cầu cho cha mẹ”

1. Xin Chúa (í a) chúc lành, cho đời cha mẹ của con. Công ơn là như núi non dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn. Con sinh đến trong đời, an vui nhờ có ơn trời, và ơn cha mẹ suốt đời coi nhẹ khổ đau.

2. An vui cũng như đau buồn, luôn đẹp tấm lòng mẹ cha. Ai qua là bao chốn xua, thấy đâu vui cho bằng mái nhà. Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời, dù xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha.

ĐK. Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời. Cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan.
Ghi chú: Nếu cha mẹ cô dâu mất, thì nói câu này trước bàn thờ cha mẹ, hoặc 1 người bị mất, thì người còn lại (cha hoặc mẹ) đứng cạnh bàn thờ của người đã bị mất.

Xin dâu:

Trưởng tộc nhà trai: ”Kính thưa quý ông bà và họ nhà gái, nghi lễ đã đầy đủ và mọi tâm sự đã được giải bày. Giờ đây xin phép quý ông bà cho chúng tôi đón cháu về để nhập tiền thành hôn”.

* Vị đại diện họ nhà gái:

“Kính thưa họ nhà trai, chúng tôi vui mừng và cám ơn tấm thịnh tình quý vị dành cho chúng tôi và đặc biệt cho con gái chúng tôi, 2 gia đình chúng ta đã như một, chúng tôi rất sung sướng gởi cháu …….. …..cho anh ………….. và gia đình ông bà. Mong ông bà nâng đỡ các cháu để gia đình mới hạnh phúc lâu bền. Trước khi đi gia đình họ đàng gái chúng tôi có cho cháu 1 ít kỷ vật và quà để hộ thân xin họ nhà trai nén lại dùng tiệc trà cùng chúng tôi.”

Gia đình nhà gái tặng quà cho cô dâu, nhà trai ngồi dùng tiệc trà trước khi nói vài lời chia tay.

Phần 3: Lễ thành hôn tại nhà trai (nhập gia)

nghi-thuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-cong-giao

Đoàn rước dâu về tới nhà trai, mẹ chú rể dắt cô dâu vào nhà trước. trưởng tộc, cha chú rể và chú rể cùng đoàn rước dâu vào nhà sau (theo phong tục cổ truyền).

Nghi lễ trình diện thiên chúa và tổ tiên:

Chủ sự: (Về đây chủ sự là trưởng tộc nhà trai) Nhân danh cha và con và thánh thần.

Cộng đoàn: Amen.

Chủ sự: Kính lạy Thiên chúa là cha của chúng con và là gia chủ của chúng con. Kính trình các bậc tổ tiên ông bà. Hôm nay là ngày vui mừng cho gia tộc chúng con nói chung và gia đình này nói riêng, vì có thêm 1 người con người cháu trở nên thành viên của gia đình và dòng tộc, trước tôn nhan thiên chúa, trước bàn thờ kính nhớ tổ tiên ông bà, gia tộc chúng con xin trình diện đôi tân hôn này. Xin Chúa thương chúc lành, xin các bậc tổ tiên ông bà chứng giám, xin bà con 2 họ và quý khách xa gần cùng hợp lời cầu nguyện cho đôi trẻ được sắt cầm hòa hợp, trăm năm hạnh phúc.

* Đốt đèn: Cô dâu, chú rể cùng đốt 2 cây nến (đã được cắm sẳn trên bàn thờ tổ tiên), cho cháy đều một lúc.

* Trình diện Chúa và tổ tiên: Trưởng tộc thắp 3 nén hương, trao cho chú rễ và cô dâu mỗi người 1 nén, trưởng tộc lạy trước, theo thứ tự bàn thờ

Chúa rồi đến tổ tiên. Sau đó chú rễ cùng cô dâu cũng bái 3 lần trước bàn thờ Chúa và tổ tiên, sau đó cắm vào lư hương hay bát hương trên bàn thờ tổ tiên (nếu trong nhà còn thờ ai thì lấy thêm hương nhỏ đốt và lạy tiếp mổi nơi 3 lạy theo thứ tự trưởng tộc lạy trước, cô dâu và chú rễ lạy sau).

* Bái chào cha mẹ: Sau đó chú rể và cô dâu quay mặt trở lại chào cha mẹ chồng (chấp tay cúi đầu chào thôi, không lạy)

* Bái chào nhau: Cô dâu và chú rể quay mặt vào nhau, (chấp tay, cúi đầu chào nhau 3 lần)

Công Bố Lời Chúa: (Phần đọc lời Chúa này không nhất thiết là vị trưởng tộc bên nào, quan trọng là chúng ta phân công trước để có người thực hiện)

Lời Chúa trong thư thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Ê-phê-sô:

Thưa anh em, vì lòng kính sợ Ðức Kitô, anh em hãy phục tùng lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Ðức Kitô là Ðầu của Hội Thánh, chính Người là Ðấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Ðức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.

Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Ðức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách Thánh có chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng.

Đó là Lời Chúa.

Tạ ơn Chúa.

Lời nguyện Cộng Đoàn: (Sau khi công bố Lời Chúa, vị chủ sự đọc những lời nguyện sau)

– Chủ sự: Kính lạy Chúa là Cha của chúng con, chúng con là cha mẹ, họ hàng bạn hữu của đôi tân hôn xin dâng lên Cha những lời cầu xin tha thiết. Xin Cha thương ban muôn ơn lành cho hai người để nên một gia đình hạnh phúc. Xin cho họ gắn bó trung thành yêu thương nhau mãi mãi. Xin cho họ biết quảng đại tha thứ khuyết điểm của nhau, luôn chu toàn nhiệm vụ làm chồng, làm vợ, hầu cho gia đình ngày thêm bền vững. Chúng con cầu xin Chúa.

CĐ: Xin Chúa nhận lời chúng con.

– Chủ sự: Xin Cha thương chúc lành cho đôi bên thông gia chúng con được luôn thông cảm với nhau, cùng nhau giúp đôi vợ chồng mới hòa hợp hạnh phúc. Xin Chúa đổ tràn hồng ân cho những người đã làm ơn cho chúng con, chú bác cô dì và nhiều người khác mà chúng con không thể kể hết ra đây. Xin cho mọi người hiện diện được hồn an xác mạnh và đầy thánh ân Cha. Chúng con cầu xin Chúa.

CĐ: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Kết thúc:

Cộng đoàn hát bài: ”Đâu có tình yêu thương” hoặc bài ”Hồng ân Thiên Chúa bao la.”

ÐK1: Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên. Ðôi bàn tay Chúa nâng đỡ con, xin dâng lời cảm tạ. Cho đời con vững một niềm tin, xin dâng lời cảm mến. Ðôi bàn tay Chúa dẫn con đi, xin dâng lời cảm tạ. Tay hồng ân Chúa đưa con về, xin dâng lời cảm mến. Chúa cho con trời mới đất mới, đường đời con đổi mới. Con (i) ca ngợi lòng thương xót Chúa muôn muôn đời.

1. Ðời đời Người đã thương con, đời đời Người vẫn thương con, thương con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh, Chúa thương yêu ấp ủ con đêm ngày.

2. Nhiệm mầu tình Chúa cao siêu, loài người được Chúa nâng niu, nâng niu tựa con ngươi trong mắt Chúa, Chúa nâng niu gìn giữ luôn đêm ngày.

Chủ sự tuyên bố kết thúc:

“Nghi thức trình diện và cầu nguyện cho đôi tân hôn đã kết thúc, kính mời quý ông bà, quý khách, cùng quý bà con anh em hai họ an tọa, mời họ hàng thân tộc của chú rễ tặng quà cho đôi tân hôn” (lần lượt giới thiệu từng người tặng quà theo thứ tự lớn trước nhỏ sau).

Ghi chú: Chúng ta có thể tiến hành lễ rước dâu xong rồi sang nhà thờ làm lễ hôn phối và sau đó về nhập gia đàng trai, nhưng theo tôi thì ta nên tiến hành tất cả nghi lễ ngoài đời trước và đến nhà thờ sau, cho phần nghi thức tôn giáo thêm trang trọng. Để sau đó nhà trai có thể mời nhà gái cùng linh mục làm lễ hôn phối cũng như ca đoàn ăn bửa cơm trưa thân mật.

Nghi lễ đám cưới của người Thiên Chúa được coi như một hoạt động tôn giáo đặc sắc. Có nghi lễ cầu nguyện, các liên khúc nhac dam cuoi tại nhà thờ và một bài giảng kinh thánh về hôn nhân. Ý nghĩa của nghi thức cưới hỏi của người Công giáo còn có mục đích thiêng liêng để đôi vợ chồng trẻ ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.

 

 

        

 

Dịch Vụ Chụp Hình & Quay Phim Thuận Tiến
Đ/C:39A,Đường 23, KP.5, F.Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TPHCM
ĐT:08.6279 0169 - 0976 446 006. Email :thuantiencamera@gmail.com
Website: www.quayphimchuphinh.com

Copyright © 2014 Quay Phim Chụp Hình.      Cài đặt bởi : Website500K.com | Thiết kế website | Làm web